DỤ NGÔN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Tác giả: Ngô Thanh Hải Trong tiểu thuyết lịch sử, yếu tố lịch sử chỉ là một ký hiệu để mã hóa, tạo sinh ý nghĩa. Việc mã hóa đó tạo nên những mặt nạ ngôn ngữ đặc trưng, hình thành các loại hình, xu hướng khác nhau. Từ những phân tích cụ thể về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi đem đến một góc tiếp cận khác về lý thuyết thể loại tiểu thuyết lịch sử, đi sâu nghiên cứu mô hình cấu trúc của ký hiệu học, thực hiện một chiến lược giao tiếp riêng với sự tham gia của các yếu tố: Chủ thể phát ngôn – đối tượng tiếp nhận và bức tranh thế giới riêng trong một hình thức ngôn ngữ đặc thù. Việc tiếp cận tiểu thuyết lịch sử như vậy sẽ tránh được những tranh luận không đáng có về vấn đề sự thật và hư cấu. Bởi xét đến cùng, thể loại chẳng qua là một sự thỏa thuận để thực hiện các quy ước trong chiến lược giao tiếp diễn ngôn giữa chủ thể và đối tượng tiếp nhận. 1. Mở đầu Theo N.D.Tamarchenko, dụ ngôn “tiếng Nga: “притча”; tiếng Pháp “parabole”.- ND ) là thể tự sự