Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2014

“Một cõi đi về” - hành trình bất tận một cõi của kiếp người

Hình ảnh
                    Đêm đông lạnh buốt. Căn phòng như rộng ra, trống trải hơn. Bốn bức tường tưởng như trắng tinh bao vây ta từ tiền kiếp. Lòng hoang liêu và buồn tênh. Chợt những âm vang của tiếng sacxophon vang lên với những giai điệu quen thuộc. Trong khoảnh khắc lắng lòng, điệu nhạc và điệu hồn ta hòa làm một khiến tim ta run rẩy. Dường như người ra run lên vì xúc động, cũng vì đốn ngộ. Ta nhẩm theo điệu nhạc một câu hát quen thuộc “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…” mà thấy thấm thía một cảm giác có gì sắc buốt khía qua lòng. Hóa ra đời ta, hay đời chúng sinh cũng chỉ là một hành trình bất tận của kiếp người đi về một cõi mà không biết khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc. Khúc hát “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn đã tự thấm vào hồn ta như chính hồn ta thức nhận bản chất của đời sống vô thường.           Có thể nói “Một cõi đi về” là một bài hát tương đối lạ. Ca từ của nó cũng không hề dễ hiểu. Những cái tưởng chừng rõ ràng, tưởng chừng tường minh lại rất mơ hồ, trừu tượng, đư

Bơ vơ chiều hội Lim

Hình ảnh
        Tôi đến với hội Lim trong một chiều xuân lồng lộng gió đông bắc để tìm về câu hát xưa, tìm về miền quan họ mộng mơ như những lời hát. Có lẽ do quá đông người từ bốn phương tám hướng về trẩy hội nên cảnh sát đã phải cấm đường từ xa nên các phương tiện cơ giới, nhất là ô tô không thể vào sâu bên trong. Nhưng từ xa, tiếng ca vắt vẻo đã len vào trong gió lạnh buốt, làm lòng tôi xốn xang. Dường như tôi đang đến gần với câu hát của người quan họ, với cái không gian và không khí văn hóa bao năm tôi vẫn ao ước một lần được tắm mình trong đó.           Bước trên những con đường vào hội, người đi kẻ về như mắc cửi, tấp nập, náo nhiệt đúng tính chất của một ngày hội. Nhưng tôi thì lại thấy se lòng bùi ngùi vì trước mắt tôi là cái không khí ngày hội hiện đại như mọi lễ hội khác, đã bị biến tướng so với cái không khí cổ truyền vốn có của nó. Con đường vào hội Lim không còn chút dấu vết truyền thống nào, của những quán hàng xưa, hay con đường thơ mộng của người quan họ. Khắp nơi là hà

“Dấu chân địa đàng” – những dấu chân siêu thực hằn in cõi hư vô

Hình ảnh
          Trong bộn bề của cuộc sống hiện tại, đôi khi ta thèm một khoảng lặng để lắng nghe một giai điệu bài hát trầm lắng, yên tĩnh. Nhưng cái khoảng lặng của ước mơ ấy thật xa vời trong nhịp sống tất bật hiện đại này. Và chợt có một khoảnh khắc nào đó, ta được tịnh tâm và giai điệu kia cất lên khiến ta giật mình phát hiện ra bao suy tư, bao ý nghĩa mới mẻ, sâu xa từ những ca từ, giai điệu quen thuộc. Đó là cái cảm giác được đánh thức, được bừng ngộ của cảm xúc, của tâm linh. Tôi đã đã có một khoảnh khắc gặp lòng mình như thế khi nghe thí sinh Nguyễn Thị Minh Chuyên hát “Dấu chân địa đàng” của Trịnh Công Sơn trong đêm diễn tuần 5 của “Sao Mai điểm hẹn 2010”.           Khi xướng cái tên Minh Chuyên với ca khúc “Dấu chân địa đàng” của Trịnh là màn kết của đêm diễn – đêm quyết định ai sẽ tiếp tục cuộc chơi, ai sẽ phải từ bỏ cuộc chơi “Sao Mai điểm hẹn 2010”, tôi đã rất băn khoăn xen thêm phần lo lắng. Bởi thực tâm mà nói tôi đã ủng hộ ca sĩ này từ cuộc thi “Sao Mai 2009”. Mỗi l