Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2019

“SONG LANG” CHẠM ĐẾN SỰ HOÀN HẢO CỦA NGHỆ THUẬT, SỰ VIÊN MÃN CỦA CẢM XÚC

Hình ảnh
           Chắc phải gần hai năm từ ngày xem "Cha cõng con" hôm nay mới đến rạp xem phim, lại xem phim Việt Nam để ủng hộ. Nhưng xem xong thì mình thấy đây là một phim rất đáng xem, nên xem vì nó xuất sắc, cả về câu chuyện, cảm xúc, mạch phim lẫn ngôn ngữ điện ảnh đặc sệt.           Dung lượng ngắn gọn nhưng ngôn ngữ điện ảnh súc tích, sắc sảo, gợi đến từng chi tiết nhỏ nên mình thấy đầy ăm ắp các vấn đề của xã hội, cuộc sống, nghệ thuật và những phận người. Phim dẫn dắt người xem bằng những cảm xúc rất tự nhiên, chân thực nhưng cũng rất thơ, tinh khôi, thuần khiết, như chính cuộc đời có biết bao mảng đối lập hiện hữu, như chính trong tâm hồn mỗi con người cất chứa biết bao bí mật và xung đột. Sân khấu là cuộc đời và cuộc đời cũng chính là sân khấu. Mỗi phận người, dù lướt qua hay được cô đặc trong phim cũng gợi lên một tự sự sống.           Lâu lắm rối mới được xem một phim Việt Nam mà nam chính diễn nội tâm như vai Dũng "Thiên Lôi". Chính diễn xuất của d

“THƯA MẸ CON ĐI” ĐẸP NHƯ CHÍNH CUỘC ĐỜI

Hình ảnh
                                                                          Có lựa chọn nào không đớn đau?                                                                         Có bình yên nào không xót xa ?             “Thưa mẹ con đi” – tiêu đề bộ phim đầu tay của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh – cũng là câu chào mà Văn dành cho mẹ trước khi lên máy bay trở về Mỹ - một lời chào cất chứa trong đó sự lựa chọn trong đau đớn, giằng xé, đầy xót xa, day dứt, đầy khoắc khoải, buồn phiền, để được sống thực là mình, với tình yêu của mình – tình yêu khác, của nhóm người thiểu số - tình yêu đồng tính. Dòng nước mắt lăn chảy và Văn gục lên vai Ian ở sân bay khi đằng sau là cơn mưa mịt mù là phân cảnh đầy ám ảnh của bộ phim. Dù đã lựa chọn, dù tìm được nơi về nương náu cho trái tim để quên những cay đắng, những tháng ngày tiêu điều nhưng hai người họ có hạnh phúc trọn vẹn, có thanh thản hoàn toàn? Bởi gục đầu trên vai người yêu Văn lại nhớ về bờ vai mẹ như một ám ảnh – ám ảnh của đứa con bấ