Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2022

ÁP LỰC HỌC TẬP, THI CỬ VÀ CƠ HỘI LỰA CHỌN CỦA HỌC SINH

Hình ảnh
16 năm dạy học phổ thông, chừng ấy năm, thậm chí hơn mình gắn với các kỳ thi cử của học sinh, chứng kiến biết bao áp lực học hành, mà nhiều trường hợp thấy nó không đáng có để đạt được mục đích đó, quá tốn kém kinh tế của gia đình, cũng như tinh thần của đứa trẻ. Nhưng biết làm sao được khi mà ở xứ mình những kỳ thi vẫn mang tính chất quyết định, sơ suất là hỏng cả một quãng đời, có khi cả đời, theo quan niệm của đa số dân Việt, ít nhất cũng đôi chục năm nay. Cho nên chắc hơn lép, một đứa trẻ phải học nhiều, thật nhiều, để đạt được cái đích là vượt qua kỳ thi, vào trường mình mong muốn, có điều kiện và môi trường học tập tốt nhất. Trường hợp đầu tiên mình chứng kiến về áp lực học hành trong một kỳ thi là em học sinh mình gia sư lần đầu ở Hà Nội. Hồi ấy là năm 2004, mình bắt đầu dạy em ấy cuối năm lớp 9 để em ấy thi vào 10, đến lúc lên cấp 3 vẫn dạy luôn tới khi mình ra trường. Khi ôn thi vào 10, riêng môn Văn thì giai đoạn cuối chắc phải học gần chục ca: học cô chủ nhiệm trên lớp d

TRUYỆN CỰC NGẮN PHONG CÁCH NGỤ NGÔN CỦA FRANZ KAFKA (Phần 1)

Hình ảnh
Franz Kafka là một trong những tác gải nổi bật, người đặt nền móng cũng là một đỉnh cao của thể loại truyện cực ngắn hiện đại mang phong cách ngụ ngôn. Không phải tất cả các tác phẩm của ông đều mang tính chất ngụ ngôn nhưng phần lớn trong số đó là các tác phẩm mang phong cách ngụ ngôn rõ rệt. Trong các tác phẩm của ông, nội dung triết lý là nội dung lớn, xuyên suốt và bao trùm, cả ở tiểu thuyết, truyện ngắn lẫn truyện cực ngắn. Đằng sau những nhân vật, những lớp ngôn từ, nhiều tầng ý nghĩa ám dụ được ẩn giấu trong đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các tiểu thuyết của Franz Kafka được lắp ghép từ những tác phẩm nhỏ giống như những mảnh vỡ thống nhất lại thành tác phẩm dài hơi. Khi nói về ngụ ngôn và tính chất ám gợi trong tác phẩm của F.Kafka, Dorothy Brewster và John Angus Burrell nhận xét: “… truyện của Kafka được xếp vào loại truyện có ngụ ý, một loại “tục ngữ khác” lão thành và khả kính” (1). Cội nguồn của những truyện này xuất phát từ những ngụ ngôn Parabole. Truyện cực ngắn củ