Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2013

Nghe “Chiếc lá thu phai” chợt thấy “chập chờn lau trắng trong tay”

Hình ảnh
Ngày đông giá. Gió mùa đông bắc tăng cường về gào rú suốt đêm ngoài ô cửa nhỏ. Buổi sáng mở cánh cửa ra, hơi lạnh túa vào tái tê mặt mũi, tâm hồn. Bầu trời xám xịt một màu hiu quạnh. Cây cối trơ ra héo hắt trong cái rét căn cắt. Chợt thấy những cây lau trên cái trần bể nước nhà trước mặt trổ những bông trắng xám mang nặng một màu đìu hiu, quạnh quẽ. Những bông lau hoang sơ lạc loài giữa một thành phố hiện đại tấp nập, xô bồ. Nhưng trong cái buổi sáng giá rét, hiu hắt mùa đông này, nó làm lòng ra lặng đi. Bởi những giai điệu và ca từ thân quen của Trịnh từ đâu vọng về: Người đâu mất người Đời tôi ngốc dại Tự làm khô héo tôi đây. Chiều hôm thức dậy Ngồi ôm tóc dài Chập chờn lau trắng trong tay.           Cuộc đời vốn vô thường và kiếp sống của con người chỉ là những ngày ngắn ngủi “ở trọ trần gian” mà thôi. Cho nên một kiếp người cũng mong manh như là một “chiếc lá thu phai”, một chiều nào đó rụng cành trong cảm giác hư hao, nhỏ bé. Cái lẽ hợp tan, còn mất, hạnh

Nghe “Phôi pha” cảm thấu bi kịch lỡ dở của bước chân giang hồ.

Hình ảnh
Đêm khuya, nhìn vầng trăng xế bóng, nghe điệu nhạc trầm buồn của phôi pha, lòng nhói lên bao tâm trạng, suy ngẫm. Không hiểu sao khi nghe ca khúc này mình luôn hình dung ra dáng hình của một người tóc đồi mồi, đã trải quá nửa đời phiêu lãng, giang hồ bốn bể, một mình trong căn nhà quạnh vắng nhìn lên vầng trăng khuya lạnh mà lòng ngập đầy tiếc nuối, se sót: “Ôm lòng đêm Nhìn vầng trăng mới về Nhớ chân giang hồ”           Những lời ca từ đầu tiên giót vào hồn tôi bao cảm nghiệm u ám. Dường như nỗi buồn miên man xâm chiếm tâm hồn u tịch trong màn đêm hoang liêu. Một con người cô quạnh “Ôm lòng đêm” – ôm trọn đêm dài hay ôm lòng mình trong đêm – thì đều bi kịch. Ngước mắt lên nhìn trăng thì lại nhớ “trăng giang hồ xưa”. Nhớ mà lực bất tòng tâm, mà nhìn nó vụt qua đầy tiếc thương. Bước chân phiêu du đã không thể lãng du cùng nhật nguyệt. Bi kịch tâm hồn của một cái tôi dần hé lộ - con người tự nhớ chính mình, tự thấy mình đang đánh mất chính mình trên hành trình thiên lý cu

Ngày 17/2 và sự im lặng đáng sợ trước lịch sử…

Hình ảnh
         Chúng tôi là thế hệ sinh ra trong hòa bình, khi đất nước đã thống nhất. Hai từ “chiến tranh” hầu như không được biết đến trực tiếp. Ý niệm về chiến tranh, về sự tàn khốc cuả nó, về những đau thương mất mát, những bi kịch từ trong và sau chiến tranh, chúng tôi chỉ được biết qua những trang sách giáo khoa, qua lời giảng của thày, cô, qua phim ảnh, qua lời kể của cha, anh. Mặt trái của tấm huân chương, của hoa ngày chiến thắng, của đỉnh cao chói lọi huy hoàng những chiến công chúng tôi hầu như không mấy được nghe. Báo, đài, sách vở lúc nào cũng là cổ vũ, là ngợi ca, là tung hô cái vẻ vang chói lọi ấy.           Ở trường, chúng tôi được học bài học lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đáng tự hào với bao chiến công lẫy lừng hiển hách, với truyền thống yêu nước, ý chí quật cường chống ngoại xâm. Nhưng ai đã làm nên những chiến công ấy thì không có thày cô nào nói một điều thấu đáo. Lịch sử chúng tôi được học là lịch sử ghi công trên quan điểm của người chiến thắng. C

Khoảnh khắc giao thừa…

Hình ảnh
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng                                           - Nguyễn Khuyến -           Đã mấy năm nay, như một thói quen thường nhật, ta thường thức để đón giao thừa, đón cái khoảnh khắc thiêng liêng của giây phút đất trời giao hòa, tiễn năm cũ qua đi để chào năm mới đến. Nhiều năm như thế nhưng thời khắc giao thừa luôn để lại trong ta bao nỗi niềm xúc động chân thành. Những xúc cảm của cái khoảnh khắc mỗi  năm chỉ có một ấy không năm nào giống năm nào cả. Đó là tình cảm ấm áp của tết sum vầy bên gia đình, là niềm hy vọng cho một năm mới với nhiều điều mới, là những rung cảm của sự chuyển giao từ thiên nhiên, tạo vật đang xâm chiếm vào lòng người. Cảm xúc đó luôn luôn mới mẻ, tinh khôi, trọn vẹn để ta lắng lòng thật sâu, lắng nghe tiếng nói của trái tim, của bản thể. Dường như ta có thể nhìn thấu suốt bản thân để trong phút chốc ta quên mọi ưu phiền đã qua, ta đón nhận sự bình yên, sự thanh lọc của tâm hồn. Con người ta lúc ấy

Ngày Tất niên ở Hà Nội…

Hình ảnh
Hôm qua, 6/2/2013 (ngày 2 6 Tết âm, tính theo lịch đủ thì là 27 Tết rồi), mình vẫn lang thang ở HN. Thực ra xuống HN là có việc nhưng cũng là một chuyến du xuân ở đây, để ngửi cái mùi vị, được ngắn nhìn cái sắc màu, được cảm một chút cái điệu hồn Tết sớm của HN trên mỗi ngã đường. Một chút cảm nhận gọi là vào cái ngày cuối cùng - ngày Tất niên - của mình ở HN: 1/ Phố vẫn đông, dù sinh viên về nghỉ Tết đã gần hết, đôi chỗ vẫn ùn đường cục bộ. Khắp nơi trong thành phố là hoa, là đèn rực rỡ. Nhưng mà không khí mua sắm Tết của nhân dân cũng không sôi nổi, náo nhiệt như mọi năm. Có cái gì ảm đạm, thưa vắng. Có cái gì đó chưa thực sự là "vui như Tết" như các cụ vẫn ví. Những khu vực sầm uất về hàng Tết và sắm Tết như Hàng Mã, Hàng Đường, Hàng Lược, năm nay cũng không có được cái náo nức, tấp nập như những năm trước. Mọi người vẫn tất tưởi đi về và lo những nỗi lo cơm áo thường nhật. Suy thoái kinh tế thể hiện rõ nhất trong cái không khí Tết ở HN. 2/ Thay vì đi mua một c

Chút tình cuối đông…

Hình ảnh
          Những cơn mưa phùn rơi rắc mang theo chút ấm áp và ẩm thấp quen thuộc của mưa xuân. Những ngày cuối cùng của năm cũ đang cạn dần để chuẩn bị đón một năm mới. Cái lạnh cuối đông cũng đỡ đôi phần sắc buốt. Vài tia nắng đầu tiên ló rạng soi tỏa sắc hoa xuân rực rỡ. Một mùa đông đang qua với bao cảm xúc, bao nỗi niềm của lòng ta. Những biến động, những vấp ngã, những xót xa và chút cay đắng của đời cũng đã dịu dàng nhiều. Ta thấy nhẹ lòng để nghe tiếng côn trùng đêm thâu, để cảm được sự cựa quậy của mầm non trên những cành cây già nua, đen thủi, trơ trọc để lặng nhìn mê mải những đám cỏ xanh mượt lấp lánh những giọt nước mưa. Những nét đẹp tiêu sơ, gần gũi quá khiến ta có cảm giác nó là một phần của cuộc đời, của lòng ta.           Cuối đông, căn phòng vẫn vắng lạnh một cảm giác cô đơn, đượm buồn như bao năm nay cũng thế. Đêm đêm, ta ngồi nghe nhạc và nghe tiếng mưa phùn rơi. Từ đáy lòng, ta nghe được tiếng đời lăn náo nức, ta tìm lại được sợi dây giao cảm cố hữu với cuộc