Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2013

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và những thể nghiệm mới của nhà hát kịch Tuổi trẻ

Hình ảnh
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Đã nhiều lần xem vở kịch này, bản thân cũng đã đọc hết kịch bản gốc nhưng buổi diễn vừa qua của nhà hát Tuổi trẻ đã để lại trong lòng mình nhiều ấn tượng. Bởi nhà hát tuổi trẻ đã có nhiều nỗ lực làm mới một vở kịch kinh điển quen thuộc bằng một thứ ngôn ngữ khác đan xen với ngôn ngữ kịch truyền thống – ngôn ngữ hình thể.           Đây không phải là vở diễn kịch hình thể đầu tiên của nhà hát Tuổi trẻ. Bản thân  vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cũng không phải hoàn toàn dùng ngôn ngữ hình thể để thể hiện. Song cái độc đáo, sự tìm tòi ở đâu là sự kết hợp ngôn ngữ hình thể với ngôn ngữ thoại của kịch truyền thống, giữa vũ đạo với âm nhạc, giữa sân khấu với nghệ thuật sắp đặt và nghe nhìn. Những kết hợp mới mẻ ấy tạo ra nhiều ấn tượng và những cảm xúc, suy tư mới từ một tác phẩm quen thuộc.           Thực sự, ấn tượng đầu tiên và mạnh nhất của tôi về vở kịch này khi xem trong chương

Vu Lan viết cho mẹ

Hình ảnh
                      Tôi năm nay đã 29 tuổi tính theo tuổi hồ sơ và đã là 30 tính theo tuổi của dân gian, cách tính mà mẹ hay nói tuổi của tôi. Ở cái tuổi ấy, không thể nói là đã trưởng thành nhưng cũng không phải trẻ quá nữa. Nhìn lại thời gian đã qua, tự thấy mình hạnh phúc, hạnh phúc vì được sinh ra ở gia đình của mình, hạnh phúc vì có một người mẹ như thế - người mẹ đã ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn tất cả những người khác. Nhưng trong khoảng thời gian sống vừa qua – khoảng thời gian mà tôi nhận thức được về cuộc sống và con người – tôi vẫn chưa làm gì được nhiều cho mẹ, vẫn chưa làm cho mẹ hết lo lắng cho mình và cho gia đình.           Mẹ, trong cảm xúc của tôi - cái cảm xúc không hề sến súa hay văn chương gì – luôn luôn là người gắn với bao lo âu, nhọc nhằn. Cái thời trẻ của mẹ luôn đọng lại trong tôi hình ảnh của gưởng mặt đỏ nựng, vai áo đẫ mồ hồi, và lúc nào cũng xắn quần, bàn chân hình bàn chổi đen xạm nắng. Gần như không mấy khi mẹ có giấc ngủ trưa vào những ngày hè nó

Thu đã về cùng bao thương nhớ!

Hình ảnh
            Nắng vàng. Nắng giòn tan mang theo một chút hanh hao mùa. Lá xanh nhưng bớt đậm. Cái sắc xanh phồn thực của ngày hè nay đã thay bắt chút héo hon và phai tàn. Hoa mướp vàng. Vẫn vàng nhưng những bôn hoa như nhỏ hơn, không còn mọng mòi cái màu hoàng kim. Sen cuối hạ dù chưa tàn tạ nhưng thưa thớt, Hoa ít. Hồng đậm sắc tàn phai. Hương sực nức một mùi mong manh. Lá vàng. Một chút rơi trong đám màu lục bát ngát. Một chút sương sáng giăng mùng đem lại vài nét se sắt đặc trưng. Thu đã về! Thu đã sang một cách dịu dàng, êm ái nhất. Thu vàng. Thu quyến rũ. Thu xanh. Thu lạnh. Thu sương. Nhưng trước hết trong lòng tôi là thu thương nhớ. Một cái gì hư ảo, mong manh, thảnh mảnh của miền ký ức, của kỷ niện hiện về. Nó là màn sương của tâm tình quyện trong màn sương thu đang giăng đầu ngõ.           Một sáng thu. Thức dậy. Lòng lạnh. Trống vắng. Ta thấy mình hư hao. Ta thấy mình thiếu đi một cái gì, thiếu một con người bên cạnh. Người đã đến và đi. Còn ta một mình với thu buồn, th