Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2013

Đi… Về… Những cảm xúc…

Hình ảnh
          Chiếc xe lao vun vút trên con đường nhập nhoạng tối – sáng lúc trời chạng vạng. Thành phố dần bị bỏ lại sau lưng cùng bao nỗi niềm đầu đông. Bóng tối bao phủ khiến Hà Nội giờ, nhìn qua cửa kính chỉ còn là một vùng sáng lấp lánh với muôn ánh đèn. Càng xa thành  phố, những ánh đèn nhỏ nhoi dần, nổi bật trên nền trời đen như những ngôi sao treo lơ lửng trong không gian. Con đường, nhìn qua ô cửa nhỏ của chiếc xe như chạy ngược, dội vào lòng mình bao khoảng không gian quen và lạ, nhớ và quên đã và đang dần xa.           Ngả đầu lên lưng ghế, định ngủ một giấc cho xe đưa về đến nhà, anh xế bật đĩa nhạc sến. Những lời ca buồn buồn, thê thiết vang lên khiến mình không thể ngủ được. Nó đánh thức nỗi buồn và những hoài cảm không thể gọi tên trong lòng. Mình thực cũng không biết gọi tên xúc cảm đó là gì, mà chỉ thấy trong lòng xe lại một nỗi buồn vắng, một nỗi nhớ mông lung, một niềm u hoài khó nắm bắt. Ta lặng đi nhìn những cảnh đang đen kịt lại trên những cung đường đang ruổi nh

Hành trình “Thang máy Sài Gòn” của Thuận

Hình ảnh
Câu chuyện được bắt đầu từ mùa hè năm 2004, một người mẹ đã chết một cách rất khó hiểu trong một vụ tai nạn mà lúc ấy người ta còn chưa biết gọi tên là gì – chết trong tai nạn thang máy cá nhân giữa Sài Gòn. Người phụ nữ trẻ, con của bà từ Pháp trở về chịu tang mẹ tại Sài Gòn. Không hiểu sao, sau khi dự xong đám tang mà người anh trai dàn dưng như một bộ phim kiểu Hollywood, cô gái tin rằng chính mẹ cô chọn cái chết, và diễn vai diễn cả đời mình – vai diễn của người chết sau khi đã chết. Tình cờ phát hiện ra bức ảnh cũ của một người đàn ông tên là Paul Polotski giữa hai lớp bìa của cuốn sổ cũ, cô gái bước vào cuộc kiếm tìm người đàn ông đó, lật mở những bí mật về cuộc tình cách đây mấy chục năm, dường như đã bị lãng quên của mẹ cô với ông ta trong nhà tù Hỏa Lò. Hành trình tìm kiếm đó xuyên qua các khoảng cách thời gian của hiện tại và quá khứ, của các khoảng không gian Hà Nội – Sài Gòn – Paris trong suốt 6 tháng vừa ly kỳ, vừa hài hước, vừa chua chát, lại xen một chút tuyệt vọn

The voice Việt tìm giá trị gì?

Hình ảnh
1. Từ việc Hồng Nhung “loại” Hà Linh ở bán kết The Voice Việt 2013           Khoảng một ngày nay, trên các báo, các phương tiện truyền thông, kể cả trang facebook cá nhân của nhiều người, sự kiện huấn luyện viên Hồng Nhung “loại” thẳng thành viên đội thi của mình – Hà Linh – trong đêm bán kết cuộc thi Giọng hát Việt (The voice) – được bàn tán sôi nổi. Có nhiều luồng dư luận, đa số tiếc cho Hà Linh và “ném đá” không thương tiếc Diva Hồng Nhung. Người ta nói nhiều về việc cô Bống (cách gọi thân mật ca sĩ Hồng Nhung) thiên vị và không tôn trọng khán giả, những bình chọn của khán giả qua hệ thống điện thoại. Đơn giản, cô đã chẳng cho Hà Linh một li, một lai phần trăm nhỏ nào trong quỹ điểm của mình. Như thế, Hà Linh bị loại một cách không thương tiếc, phũ phàng nhất từ chính huấn luyện viên của mình.           Nhưng nhìn kỹ một chút, từ một góc nhìn khác, việc cho Hà Linh 0% hay n % nào đó cũng không có nhiều ý nghĩa khi kịch bản chương trình đã định sẵn. Cô Bống hoàng toàn có thể

Ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn biết tên…

Hình ảnh
          Ngoài kia không còn nắng mềm           Ngoài kia ai còn biết tên…            Một chiều hè chủ nhật ngồi buồn, những giai điệu da diết qua giọng ca đầy ma lực của Khánh Ly vang lên khiến mình toát lạnh xương sống. Cả một trời ký ức lãng đãng về trong một cảm giác vừa trong trẻo, vừa u buồn, vừa mơ hồ, vừa hư hao. Nhớ và quên, hiện hữu và nhạt nhòa, quá khứ và hiện tại cứ đan xen, bện quyện như những sợi dọc, sợi ngang trong cảm xúc và nỗi lòng đầy ắp tình nhớ. Những ca từ và giai điệu của bài hát “Chiều một mình qua phố” đưa mình qua phố một mình trong chiều nhớ, chiều buồn, chiều cô lẻ.           Mỗi lần nghe giai điệu bài hát cất lên, mình đều hình dung ra dáng hình phiêu diêu của một lữ khách qua phố trong chiều nắng nhạt nhòe, bảng lảng. Giai điệu của bài hát như mô phỏng bước chân của một người đang lặng lẽ qua phố trong chiều thương, chiều nhớ, chiều cô liêu, hoang lạnh.           Chiều một mình qua phố           Âm thầm nhớ nhớ tên em           Có khi