Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO TỪ GÓC NHÌN CẤU TRÚC THỂ LOẠI (P2)

Hình ảnh
2. “Chí Phèo” – Bức tranh thế giới “quần ngư tranh thực” và định kiến nặng nề, tàn nhẫn. Trong chiến lược giao tiếp diễn ngôn, một bức tranh thế giới riêng được dựng lên từ nguồn dự trữ của cái được biểu đạt. Do đó, bức tranh thế giới có thể được hiểu là “cái được nói tới”, tức là cái tham chiếu, hay còn gọi là cái “được phản ánh”, cũng có thể xem đó là thế giới của các nhân vật trong bộ ba giao tiếp: người nói – nhân vật – người nghe. Như vậy, bản chất của bức tranh thế giới chính là một mô hình thế giới – hiện thực được chủ thể kiến tạo. Bức tranh thế giới bao gồm cả bức tranh về thiên nhiên, đời sống xã hội và con người được mô hình hóa qua hệ thống ký hiệu (các mã), tạo thành những nguyên tắc nghệ thuật, thao tác trần thuật, phương thức phản ánh, tái tạo đặc thù của một diễn ngôn văn học. Chúng tôi nhận thấy, bức tranh thế giới thường có những đặc điểm cơ bản sau: 1/ mang tính cá thể sâu sắc vì bức tranh ấy do chủ thể diễn ngôn sáng tạo và quyết định trên cơ sở quyền phát ngôn; 2