Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2013

Tôi đã đến với nhạc Trịnh như một định mệnh

Hình ảnh
          Từ thuở 12, 13 tuổi, xung quanh nhà tôi, ai ai cũng mở những băng cát xét, băng video nhạc vàng, tôi lại không thể nghe được những ca khúc ấy. Rồi bỗng một hôm, ai đó bỗng mở một cái băng của “Thúy Nga Paris By Night”, giọng hát Khánh Ly vang vọng những ca từ làm lòng tôi xao xuyến, rung động sâu xa:                              “Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi…”           Tâm hồn một đứa trẻ 12, 13 tuổi đâu có hiểu được những triết lý sâu xa của luân hồi, của vô thường, của cái kiếp – người – cát bụi. Nhưng giai điệu cùng lời hát ma mị của Khánh Ly đã mê hoặc tôi, mê hoặc bằng một nỗi buồn thấm thía, bằng một cảm giác xa vắng, bằng một sự diết dóng đến khắc khoải mà tôi không biết gọi tên là gì. Tôi đến với nhạc Trịnh như thế, tự nhiên, tình cờ. Và cũng từ đó, những bài hát của ông đã trở thành một phần tâm hồn tôi, theo tôi suốt cuộc đời cùng những thăng trầm, nếm trải, nâng tôi dậy những lúc trái tim rỉ máu và yếu mềm.       

“Vườn xưa” – Âm vương của chút dư tình xưa.

Hình ảnh
            Một chút buồn vương, một ít se thắt lòng, màu u hoài bàng bạc, pha trong một sắc trong trẻo, tịch mịch, và đâu đó trong không gian ẩn hiện điệu hồn u trầm, cổ kính đặc trưng của ngôi nhà Việt… Đó là những ấn tượng mong manh, thanh thanh mà luôn hằn trong lòng tôi mỗi lần nghe ca khúc “Vườn xưa” của Trịnh Công Sơn.           Điệu nhạc của khúc ca cứ chầm chậm trôi trong nét lặng lẽ, mơ màng hơi tối. Lối hát nhẹ nhàng theo điệu slow trữ tình của Thái Hoà khiến mỗi người nghe như cảm nhận từng nốt nhạc, từng lời ca đang tãi dần ra theo chiều không gian. Ta đang bước đi trong không gian vườn xưa của âm thanh, của thi ảnh. Ta đang lạc vào miền hoài cảm của một câu chuyện với bao dư tình xưa cũ, xưa cũ mà không mòn sáo, rêu phong, xưa cũ ở ngay trong cái cảm xúc hiện tại đang lăn đổ, chiếm lĩnh không gian của tâm hồn:   “Ngoài hiên vắng giọt thầm cuối đông Trời chợt nắng vườn đầy lá non Người lên tiếng hỏi người có không Người đi vắng về nơi bế bồng”           N

“Mưa xuân” ướt đẫm bi kịch lỡ làng của mối tình đầu trinh khiết mùa xuân (tiếp theo và hết)

Hình ảnh
… Chờ mãi anh sang anh chẳng sang  để cho… mối tình đầu nhỡ nhàng giữa khoảng trời mịt mờ mưa xuân           Chờ đợi, hy vọng, ngóng trông nhưng tất cả chỉ nhận lại một nỗi … tuyệt vọng trong mỏi mòn: Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng! Xét về mặt nội dung, khổ thơ là sự khởi đầu cho những bi kịch tình yêu, hạnh phúc của cô gái xuân. Còn trên bề mặt cấu trúc, nó là khổ thơ chuyển, là bước khởi đầu cho cấu tứ đối xứng gập đôi của thi phẩm. Nó thắt lại tác phẩm để hình thành hai phần tương xứng, đối lập – nó là trục đối xứng.           Hẹn hò khép lại, chờ đợi vô vọng, tình yêu cũng theo đó mà tan dần. Cô gái đã bật ra một lời than thở, một tiếng lòng não nuột trong cô đơn, bế tắc: “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng”. Câu thơ như đã rạch đôi bài thơ, đã xé vụn những khao khát, hoài vọng của em. Tất cả là nhỡ nhãng, lỡ dở. Mùa xuân nhỡ nhàng, tình yêu chưa kịp nở đã vội phai trong ly tan, bội

“Mưa xuân” ướt đẫm bi kịch lỡ làng của mối tình đầu trinh khiết mùa xuân

Hình ảnh
           Không biết vô tình hay hữu ý mà tạo hóa đã ban tặng con người bao vẻ đẹp mong manh, dịu dàng, sâu lắng mà cũng khá đậm đà, hằn sâu. Và trong những cái đẹp đầy vẻ hư hao ấy, có nhiều sự vật chỉ đẹp nhất, rực rỡ, ấn tượng nhất khi nó đương vào độ phai tàn, khi bắt đầu rơi rụng, mất mát. Nhìn màu tím ngát pha chút trắng dịu dàng trong mát của hoa xoan ngày cuối xuân mà lòng thấy sẽ sàng, rung động bâng khuâng về một nét đẹp đang tàn phai mà rực rỡ. Cái bình dị, thô sơ nhưng làm nên nét duyên quê, hồn quê, tình quê và sắc quê riêng. Hoa xoan trong làn mưa xuân giăng mắc hư ảo cứ rơi, rơi trong tơi bời, trong tan tác để một lần cuối phô hết cái đẹp của mình, làm nhói lòng người bao cảm xúc trong trẻo, bao hoài nhớ, hoài thương về cái ngày xưa tinh khôi đã qua. Và chính lúc ấy, đi về trong điệu hồn ta là điệu hồn cảm xúc của Nguyễn Bính cám thấu cái thần thái mưa xuân, cái mối tình đầu nhỡ nhàng của cô gái đang tuổi xuân thì ở chốn đồng quê nội cỏ Việt Nam thân yêu. Cảnh và tì

Chút xuân Sài Gòn trong “Thành phố mùa xuân”

Hình ảnh
“Sài Gòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay Có mùa thu nào đang ở lại Mặt đường nằm im hiền ngoan như con suối Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời”           Lần đầu tiên nghe những ca từ và giai điệu của bài hát “Thành phố mùa xuân” vang lên mình thực sự rung động, cảm xúc. Mình nhận thấy một mùa xuân thật Sài Gòn, thật đẹp, trong sáng, rực rỡ và tĩnh lặng. Có lẽ Trịnh Công Sơn đã “Chộp” được khoảnh khắc đẹp nhất, tươi nhất, lắng đọng nhất của xuân Sài Gòn để những sợi dây đàn của tâm hồn mình rung lên, ngân vang những lời thơ ý nhạc. Một cảnh xuân Sài Gòn có sự giao thoa của Xuân – thu, mùa xuân và lá vàng. Không gian ấy mang nét gợi hình, gợi cảm rất riêng, rất đặc trưng. Dường như bước chân phiêu lãng của người nghệ sĩ đã dừng đúng lúc vắng vẻ, trong tĩnh nhất của đường phố Sài Gòn để thưởng ngoạn một vẻ tuyệt sắc của mùa xuân – hoa vàng. Mặt đường dài vắng, hiền ngoan như con suối để “kết hoa vàng cho lộng lẫy đời”. Ngôn từ của Trịnh vừa giản dị, trong sáng, vừa được “lạ hó

Quê nhà thắm sắc hoa xoan…

Hình ảnh
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy… (Nguyễn Bính)           Không biết tự bao giờ hoa xoan tím lại gắn bó bện quyện cùng mưa xuân trắng trời như vậy? Hoa xoan và mưa xuân bao đời nay kết đôi, giao cảm trong cái dầm dề, nát bươm, lỡ làng. Những cánh hoa tím mỏng manh rơi rụng tơi bời trong làn mưa giăng khiến ta nao lòng. Dường như hoa xoan rơi rụng, lấm bùn trong mưa dầm như một chứng nhân cho những phôi pha, tàn phai của cuộc sống. Cái sắc tím ngút ngát kia mang một nỗi buồn kín đáo của một tình duyên lỡ làng, suốt đời không bao giờ được trọn vẹn. Song ẩn trong nỗi buồn ấy là nét duyên, là một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm mà yêu kiều, tình tứ của một cô thôn nữ chốn quê mùa  mộc mạc.           Sau một mùa đông lạnh lẽo, tái tê, hanh hao, khô khắc, những cây cành trơ xương của xoan bắt đầu nhú lộc. Những búp lộc non tơ, mỡ màng bừng nở trong tiết xuân ấm áp. Rồi những đám lá xanh non, xòe tán trên thân cây đen thủi tạo nên một vẻ đẹp rạng ngời củ

Hà Nội, mùa cây trổ lá

Hình ảnh
Cơn gió mùa đông bắc vội vàng lướt qua phố phường như một nhát chổi lớn quét nhanh và mạnh. Nó không đủ gây nên cảm giác rét buốt tái tê nhưng cũng đủ để kéo dài chút sầu đông trên từng góc phố, quãng đường. Và trên những hàng cây kia, chút sầu vắng, hoang vu của đông vẫn hiện hữu trên những cành khô khắc, lá đen thủi. Mọi người vẫn trong tâm thế vội vã trên con đường đông, trong trang phục đông. Cái lạnh lẽo và không khí man mác buồn mờ đục của ngày đông chảy tràn khắp phố. Lòng ta se thắt một chút cảm giác trái mùa, một cảm giác lạ hóa đông về trong giữa tiết trời xuân.           Nhưng cơn gió đông cuối mùa cũng chỉ như vậy, chỉ nhen lên cái lạnh bất chợt một chút thoáng qua. Nó chỉ làm dậy lên một chút thoáng qua cảm giác của hoài nhớ chút sầu đông qua. Cái lạnh thoảng qua không thể ngăn được những làn hơi ấm ngập tràn của xuân. Nắng lại tỏa lan trên khắp các con phố. Cây cối như mỉm cười đón nắng, làm duyên trong nắng tươi hồng. Những nụ cười rạng rỡ, những bờ má mướt mà,