“ÔNG ĐỒ” CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN – NỖI HOÀI NHỚ BI AI VỀ "MUÔN NĂM CŨ"
Thế là mấy ngày Tết đã qua trong chút ít cảm xúc khuấy loãng của mình. Bắt đầu giai đoạn “lão hóa” mất rồi và không rung động mạnh mẽ, mãnh liệt đặc biệt với bất cứ điều gì nữa. Không tìm đâu trái tim phập phồng để giao cảm nữa. Tiễn Tết, đón việc cứ như một lẽ tất yếu, không bàn cãi gì. Thời gian bào mòn ít nhiều lượng quặng trong hồn người mất rồi. Đọc những thứ dài bắt đầu thấy ngại. Lật mở mấy trang “Thi nhân Việt Nam” và xúc động trước một điệu hồn Tết Việt trong “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ. Và như sực nhớ một khiếm khuyết, tiễn Tết nhưng mình lại ngồi đọc “Ông đồ” của Vũ Đình Liên trong sự hoài cổ, hoài vọng diết dóng. Tết, một từ quen thuộc đến sáo mòn với mỗi người Việt mà vẫn cất chứa trong mình bao vẻ đẹp, nét duyên tiềm tàng. Người ta ăn Tết, chơi Tết, ngắm Tết qua. Người ta thưởng Tết bằng những thói quen, những thú chơi tao nhã, văn hóa. Thú chơi câu đối ngày Tết là một loại hình văn hóa đặc thù, đẹp đẽ, đáng trân trọng biết. Thời cuộc thay đổi, nhiều hệ giá trị cũng