Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

THAY ĐỔI CÁCH RA ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN ĐI VỀ ĐÂU? (tiếp theo và hết)

Hình ảnh
  Mọi đổi mới hiện nay chúng ta thực hiện chỉ thiên về hình thức, hô hào kiểu phong trào mà không có sự quản lý trong thực hiện. Do đó, đổi mới không tạo ra sự chuyển biến về chất. Như trên đã đề cập, chúng ta không quản lý đầu ra, chúng ta vì thành tích ảo, chúng ta chỉ thích hình thức màu mè, những kiểu khua chiêng gõ trống rình rang mà ít để tâm đến cái cốt lõi. 3. Đổi mới môn Ngữ văn nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung chỉ là hớt ngọn, chưa đi vào gốc rễ, căn cốt của vấn đề. Khi nói đến đổi mới, chúng ta luôn miệng và thực tế đã thực hành đổi mới chương trình sách giáo khoa, rồi phương pháp dạy học, sau đó là kiểm tra đánh giá. Ngay việc đổi mới thi cử, mà cụ thể ở đây là thay đổi cấu trúc đề thi môn Ngữ văn chúng ta cũng nặng về hình thức. Đánh giá học sinh hầu như chúng ta vẫn chỉ đánh giá bằng những con điểm, qua một kỳ thi, đôi khi đầy may rủi. Chúng ta cứ nói rằng đánh giá năng lực của học sinh nhưng qua một bài thi, chỉ kiểm tra qua hai kỹ năng đọc – hiểu v

THAY ĐỔI CÁCH RA ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN ĐI VỀ ĐÂU?

Hình ảnh
        Quyết định thay đổi cấu trúc đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT khiến dư luận nóng lên từng ngày. Rất nhiều băn khoăn, khúc mắc, có cả niềm tin và những hoài nghi từ quyết định này. Những người trong cuộc, bao gồn học sinh, giáo viên và cả phụ huynh nơm nớp lo lắng, thậm chí cả hoang mang. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp suốt 8 năm qua, cũng là những năm gắn bó với học sinh lớp 12, với thi cử từ chương trình cũ đến chương trình đổi mới hiện nay, và còn những chương trình đổi mới tiếp sau, tôi nhận thấy một số vấn đề: 1.      Sự thay đổi vội vàng gây tâm lý hoang mang rộng rãi Trong những kỳ thi trước, những lần đổi mới trước, mọi thứ đều được chuẩn bị kỹ càng, thông báo trước hàng năm, thậm chí cả một khóa học để những người làm giáo dục và học sinh chuẩn bị tâm lý, thay đổi phương pháp học, trang bị kiến thức, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục. Nhưng lần này thì khác, quyết định thay đổi cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, mà gần nhất là tro

Xin mặt trời ngủ yên

Hình ảnh
Một ngày ngày đã qua Ôi một ngày ngày chóng qua             Những lời ca đầu tiên của “Xin mặt trời ngủ yên” dẫn dụ người nghe vào thế giới của một cái tôi tự thấm mất mát, bằng con mắt đong đếm từng ngày qua đi, cuốn phăng tất cả (không còn gì) trong âm thầm tiếc nuối. Cái tôi ấy đang từ từ kể một câu chuyện tự thuật bằng những lời thật chậm, thật buồn và day dứt trên nền nhạc blue về sự nhỏ bé của phận người trước thời gian vô lượng. Ta như thấy một con người cô đơn, ngồi trong ngày võ vàng khói thuốc, nhìn mặt trời mọc rồi lặn, nhìn những tang thương của đất đai lở lói, những cánh đồng hoang vu, nhà cửa cháy rụi, xác người ngổn ngang... Từ góc tối căn phòng đìu hiu, tiếng nhạc vút lên những xót xa, nghẹn ngào: Một chiều một ngày âm thầm đã Đã trôi đi không còn gì Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương             Những lời ca chuyển đột ngột lên những note cao treo khiến người nghe có cảm giác như chói tai trong sự thức tỉnh