Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2021

KIỂU NHÂN VẬT NHÀ SƯ VÀ LẼ SỐNG “TÙY DUYÊN” TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Hình ảnh
                                                                                                                          Tác giả: Ngô Thanh Hải  Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học độc đáo trong thời gian gần đây. Hiện tượng này đánh dấu sự trở lại của lối viết tiểu thuyết truyền thống cùng với những tìm tòi, cách tân, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt. Mỗi tác phẩm đều mang đến một góc nhìn, cách tiếp cận khác về lịch sử trong mối tương tác với văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh. Nhà văn có sự quan tâm đặc biệt đến những thân phận con người, đặt họ trong những biến động lớn lao của lịch sử, khơi gợi nhiều suy tư, triết lý về lẽ sống, những quy luật vận động của lịch sử, xã hội và cuộc đời. Và trong mỗi tác phẩm, chiều sâu văn hóa, nền tảng của những giá trị truyền thống là chất liệu, kiến tạo ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù cho tiểu thuyết của ông. Chính điều này đã giúp nhà văn tạo nên một kiểu loại tiểu thuyết lịch sử khác từ nền tảng của văn hóa và truyền thố

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP – DẤU ẤN ĐỌNG LẠI VÀ BƯỚC NGOẶT TRONG CUỘC ĐỜI SINH VIÊN VĂN KHOA

Hình ảnh
      Ảnh chụp với thầy Hiếu - thầy hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp tại Đà Lạt 7/2017.  Hồi bảo thầy trò không kịp chụp ảnh  thì 11 năm sau đi chơi cùng chụp bù tại một nơi siêu đẹp.          Với sinh viên Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội thế hệ chúng tôi – K52 – được làm khoá luận tốt nghiệp là một vinh dự, cơ hội, lợi thế, cũng là thử thách lớn. Bởi những sinh viên được làm khoá luận phải được điểm trung bình ở mức khá, không thi lại nhiều, không học lại các môn chuyên ngành, lấy theo một tỷ lệ nhất định. Khoảng hơn một kỳ vừa thực tập, vừa làm khoá luận là khoảng thời gian đáng nhớ, có thể tạo nên bước ngoặt cho công việc giảng dạy, nghiên cứu hay nhiều công việc khác sau này với mỗi sinh viên. Những gì học được từ quá trình ấy, từ thầy, cô hướng dẫn, những sách, báo, tư liệu sưu tầm, xử lý, sử dụng sẽ mở ra nhiều điều về tư duy, nguyên tắc làm việc khoa học, cách nhìn, đánh giá, xử lý chất liệu cho tới lối viết, ngôn ngữ, cách trình bày một văn bản. Khoá luận tốt nghiệp

TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO TỪ GÓC NHÌN CẤU TRÚC THỂ LOẠI (P1)

Hình ảnh
Lời mở đầu               Nam Cao là nhà văn lớn, cây bút hiện thực xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông có đóng quan trọng, tạo bước ngoặt cho sự phát triển của văn học hiện thực đầu thế kỷ XX với kiểu truyện ngắn riêng. Chính điều đó khiến những tác phẩm của ông luôn được quan tâm, nghiên cứu từ nhiều lý thuyết, góc nhìn khác nhau. Đặc biệt, các tác phẩm từ lâu được đưa vào chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông như "Chí Phèo" càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tiếp cận, diễn giải và lý giải theo nhiều phương pháp, lý thuyết khác nhau. Mỗi một góc nhìn, một phương pháp nghiên cứu đem đến những khám phá, cách lý giải riêng, tiệm cận tới một cái nhìn toàn vẹn về giá trị của kiệt tác văn xuôi hiện đại này. Những kết quả này cũng là nguồn tư liệu quý cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, tiếp nhận tác phẩm, có những gợi mở để khơi lên ý tưởng, suy tư và cách tiếp cận khác, bổ sung thêm một góc nhìn về tác phẩm. Trong giảng dạy tác phẩm văn